Sự khác biệt giữa nguồn AC và nguồn DC
Trong các vật liệu dẫn điện sẽ có các electron tự do di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác khi hiệu điện thế được áp lên chúng. Từ đó, các dòng electron này di chuyển trong một mạch kín được gọi là dòng điện. Dòng điện chủ yếu được phân thành hai loại, dòng điện xoay chiều (nguồn AC) và dòng điện một chiều (nguồn DC). Bài viết dưới đây của Hiệp Lực sẽ nói chi tiết hơn về sự khác biệt giữa nguồn AC và nguồn DC, đừng bỏ qua bất kỳ chi tiết nào nhé!
Định nghĩa: Nguồn AC và nguồn DC
Nguồn AC (dòng điện xoay chiều)
Dòng điện xoay chiều (AC – Alternating Current) là dòng điện tiêu chuẩn đi ra từ các ổ cắm điện. Khi các electron trong sóng AC chuyển động, chúng có thể chuyển động theo chiều dương, tương ứng với phần hướng lên của sóng hình sin do dòng điện tạo ra. Khi các electron có dòng âm thì sóng giảm xuống.
Chuyển động sóng sin của nguồn điện xoay chiều mang lại cho dòng điện này nhiều lợi thế hơn so với nguồn điện một chiều, đó chính là có thể truyền đi xa hơn so với điện một chiều.
Các thiết bị điện gia dụng hiện nay đa phần là sử dụng điện xoay chiều AC như: máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, bếp điện, tivi, bóng đèn huỳnh quang….
Nguồn DC (dòng điện một chiều)
Dòng điện một chiều (DC – Direct Current) là dòng điện chạy theo một hướng cố định với các hạt electron chuyển động theo đường thẳng. Cường độ của nó có thể tăng hoặc giảm nhưng không hề thay đổi chiều.
Hầu hết các thiết bị điện tử đều sử dụng dòng điện DC. Đó là lý do tại sao hầu hết các thiết bị điện tử đều có nguồn điện một chiều ở dạng pin hoặc cần chuyển đổi nguồn điện xoay chiều từ các ổ cắm thành nguồn điện một chiều thông qua bộ chỉnh lưu. Các nguồn cung cấp điện thường có bộ chỉnh lưu được tích hợp sẵn cùng với máy biến áp để nâng hoặc hạ điện áp đến mức thích hợp.
Có thể kể đến các ứng dụng của dòng điện một chiều như đúc, mạ điện, nạp acquy, điều chế hóa chất bằng điện phân hay ứng dụng trong giao thông vận tải…
Bảng so sánh nguồn AC và nguồn DC
Nguồn AC | Nguồn DC | |
Khái niệm | Chiều dòng điện tích có hướng thay đổi tuần hoàn | Chiều dòng điện không đổi |
Dòng electron | Quay cuộn dây trong từ trường đều hoặc quay trong cuộn dây đứng yên | Từ trường không đổi qua dây dẫn |
Hướng của dòng electron | Hai chiều | Một chiều |
Tần số | 50 hoặc 60Hz tùy theo quốc gia | 0 |
Hệ số công suất | Nằm trong khoảng từ 0 đến 1 | Luôn luôn là 1 |
Nguồn tải | Máy phát điện | Pin, năng lượng mặt trời |
Loại tải | Điện trở, cảm ứng hoặc điện dung | Điện trở |
Biểu diễn đồ thị | Được biểu diễn bằng các sóng không đều như sóng tam giác, sóng vuông, sóng răng vuông, sóng sin | Được biểu diễn bằng đường thẳng |
Đường truyền | Có thể được truyền trên một khoảng cách xa với một tổn thất không đáng kể | Được truyền trên một khoảng cách gần với tổn thất không đáng kể |
Sự chuyển đổi | Dễ dàng chuyển đổi thành dòng điện một chiều | Dễ dàng chuyển đổi thành dòng điện với mức điện áp thấp hơn hoặc cao hơn |
Trạm biến áp | Cần có ít trạm biến áp để phát và truyền tải | Nhiều trạm biến áp hơn để phát và truyền tải |
Vì sao có sự khác biệt này và nguồn AC, nguồn DC từ đâu mà có?
Việc sử dụng nguồn điện xoay chiều làm nguồn chính của các nhà máy điện bắt nguồn từ một cuộc tranh luận sôi nổi vào cuối thế kỷ 19. Vào thời điểm đó, nhà phát minh nổi tiếng Thomas Edison đã chiến đấu với một tri thức nổi tiếng không kém Nikola Tesla trong Trận chiến các dòng điện (War of Currents).
Edison đã phát triển nguồn điện một chiều và muốn dòng điện này trở thành nguồn nguồn điện ưu tiên, cung cấp cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Đóng góp ban đầu của ông trong lĩnh vực điện một chiều đã góp phần giúp nhiều thành phố sử dụng nguồn điện này làm nguồn điện mặc định. Mặc dù vậy, nguồn điện một chiều cũng gặp những trở ngại:
- Rất khó để thay đổi điện áp của nó
- Không thể cung cấp nguồn điện trong một khoảng cách xa.
Còn Tesla thì tin rằng, nguồn điện xoay chiều sẽ giải quyết được hai vấn đề nan giải này và từ đó họ đã bắt đầu bán nguồn điện xoay chiều
Ngày nay, dòng điện xoay chiều tiếp tục chiếm ưu thế về điện năng trên thị trường. Ổ cắm điện mang nguồn điện xoay chiều vào các tòa nhà, nơi dòng điện này có thể được sử dụng ngay lập tức hoặc nếu cần thì sẽ chuyển đổi thành nguồn điện một chiều. Mặc dù Edison đã thua trong Trận chiến các dòng điện (War of Currents), nhưng cuộc chiến vẫn chưa kết thúc ở đó. Nhiều thiết bị điện tử ngày nay yêu cầu điện áp mượt mà, đồng đều và ổn định như nguồn DC. Do đó điện một chiều vẫn còn được sử dụng và cả hai loại năng lượng này vẫn còn thiết yếu cho đến ngày nay.
Vì cả hai loại điện ngày nay vẫn tiếp tục đóng góp điện năng, nên xung quanh bạn có thể có các thiết bị chạy bằng nguồn điện một chiều và cũng có thể là nguồn điện xoay chiều. Đối với những thiết bị cần nguồn 1 chiều, chúng ta sẽ cần đến nguồn AC-DC. Nguồn AC-DC giúp chuyển đổi điện áp thành dòng điện một chiều và điều chỉnh điện áp lên hoặc xuống theo đầu ra của thiết bị.
>>> Xem thêm:
Tin tức
Đăng ký nhận tin