Sự khác nhau giữa nguồn AC-DC và DC-DC

monamedia monamedia
date 07/12/23

Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều là những khái niệm quen thuộc và gắn liền với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hiểu rõ về chúng là điều cần thiết để sử dụng các thiết bị điện một cách hiệu quả. Để có cái nhìn toàn diện về các loại nguồn điện cũng như sự khác biệt giữa nguồn AC-DC và DC-DC, hãy cùng Hiệp Lực khám phá bài viết dưới đây, nơi chúng tôi chia sẻ những thông tin quan trọng mà bạn không nên bỏ lỡ.

Nguồn AC là gì?

Dòng điện xoay chiều (AC) là nguồn điện tích có hướng thay đổi tuần hoàn có nghĩa dòng điện AC trong mạch chảy theo 1 chiều, rồi sau đó chảy theo chiều ngược lại và cứ tiếp tục đổi chiều như vậy. Hay hiểu theo một cách khác, dòng điện xoay chiều là dòng điện có thể chuyển động theo hướng dương (lên) hoặc theo hướng âm (xuống) của các electron.

Đây được gọi là sóng xoay chiều hình sin và sóng này được tạo ra khi máy phát điện tại các nhà máy điện tạo ra nguồn điện xoay chiều.

AC (Alternating Current): đây là ký hiệu của dòng điện xoay chiều hay còn gọi là điện nhà, điện từ công tơ điện phát ra.

Nguồn DC là gì?

Nguồn điện một chiều (DC) là một dòng điện tuyến tính di chuyển theo một đường thẳng, không đổi hướng như dòng điện AC. Hay hiểu theo một cách khác, dòng electron trong dòng điện một chiều chảy theo một hướng cố định, không hề thay đổi chiều dù cường độ có thể tăng hoặc giảm.

Dòng điện một chiều có thể đến từ nhiều nguồn như pin, pin mặt trời, pin nhiên liệu và một số máy phát điện đã được sửa đổi,… Dòng điện DC cũng có thể được biến đổi từ nguồn AC bằng cách sử dụng một bộ chỉnh lưu (có thể là nguồn xung, nguồn tổ ong,..). Các thiết bị điện tử cũng có thể chuyển đổi nguồn điện AC từ ổ cắm điện sang nguồn điện DC bằng cách sử dụng bộ chỉnh lưu (có thể là adapter). Một máy biến áp cũng được sử dụng để tăng hoặc giảm điện áp đến mức phù hợp để đáp ứng cho thiết bị đầu ra.

DC (Direct Current): đây là ký hiệu của dòng điện 1 chiều, 1 dây dương (+) và 1 dây âm (-) như điện trong pin tiểu, bình acquy,…

Mặc dù các thiết bị điện và điện tử ngày nay thường dùng nguồn điện một chiều DC vì dòng êm, điện áp đồng đều nhưng cũng không vì thế mà có thể thiếu nguồn AC. Cả hai loại nguồn này đều rất cần thiết và cực kỳ quan trọng.

Ứng dụng của nguồn DC và AC trong đời sống

Ứng dụng nguồn AC:

Trên thực tế, nguồn AC dường như thống trị cả mạng lưới điện, tất cả các ổ cắm điện mang điện vào các tòa nhà đều ở dưới dạng AC. Sẽ dễ dàng hơn nhiều để tạo ra dòng điện AC hơn là dòng điện DC, khi sử dụng dòng điện AC, điện có thể được kéo qua lưới điện quốc gia qua khoảng cách xa một cách dễ dàng. Vì vậy nguồn AC thường được ứng dụng:

  • Tác dụng quang học: Đây chính là ứng dụng đầu tiên được sử dụng với dòng điện AC. Điện năng sẽ được chuyển hóa thành quang năng và mang đến ánh sáng phục vụ cho nhu cầu của người dùng.

Bên cạnh đó, dòng điện xoay chiều không còn chỉ được sử dụng cho mục đích chiếu sáng đơn thuần mà còn được sử dụng để chiếu sáng trang trí với hệ thống đèn phức tạp, nhiều màu hay những cụm đèn LED nhấp nháy ấn tượng,…

  • Tác dụng nhiệt: Không dừng lại ở mục đích chiếu sáng, dòng điện xoay chiều còn được sử dụng phổ biến với ứng dụng nhiệt. Dưới tác dụng của điện năng sẽ làm các vật dẫn nóng lên đến một nhiệt độ nhất định, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.

Một số hệ thống sử dụng nhiệt có thể kể đến như: Hệ thống các loại bếp điện như: Bếp hồng ngoại, bếp điện,…; lò sưởi thông minh, đèn sưởi nhà tắm, phòng ngủ,…

  • Tác dụng từ: Từ trường là một trong những điều kiện cần và đủ để tạo ra một dòng điện xoay chiều. Bên cạnh tác dụng nhiệt, thì không thể không nhắc đến những tác dụng từ tuyệt vời mà dòng điện có thể mang lại.

Có thể kể đến tác dụng từ của dòng điện trong bếp từ, các ứng dụng khám chữa bệnh tại bệnh viện,…

  • Các nhà máy phát điện và các loại máy phát điện: Đây là những nơi sản xuất ra dòng điện xoay chiều mà chúng ta sinh hoạt hằng ngày, vì dòng điện này dễ truyền tải đi xa. Cũng nhờ đó mà những vùng quê xa nhà máy vẫn có thể có nguồn điện sử dụng.

Ứng dụng nguồn DC:

Khác với dòng điện xoay chiều, dòng điện một chiều đều được sản xuất từ: ắc quy, pin và năng lượng mặt trời… nên thường dòng điện DC không có khả năng truyền đi cùng một khoảng cách xa từ các nhà máy điện đến các tòa nhà vì có thể mất rất nhiều năng lượng. Nhưng không vì vậy mà dòng điện DC được sử dụng ít hay không quan trọng, điểm qua một vài ứng dụng phổ biến ngay nhé!

  • Sử dụng trong các thiết bị của các tòa nhà thương mại và gia đình, được sử dụng để chiếu sáng khẩn cấp, camera an ninh, có thể là màn hình TV,…
  • Trên thực tế, pin điện thoại di động vẫn luôn được sạc với dòng điện một chiều nhờ bộ sạc điện thoại sẽ được tích hợp bộ chuyển đổi từ AC sang DC.

Sự khác nhau giữa nguồn AC-DC và DC-DC

Nguồn AC-DC hoạt động như thế nào?

Bộ chuyển đổi nguồn AC-DC có nhiệm vụ lấy dòng điện xoay chiều (AC) từ các ổ cắm điện thông thường và chuyển đổi nó thành dòng điện một chiều (DC) phù hợp với các thiết bị điện tử. Nói một cách đơn giản, nguồn AC-DC được thiết kế để chuyển đổi và hạ điện áp AC từ mạng lưới điện tổng xuống mức an toàn và thích hợp cho các thiết bị cần điện áp thấp.

Thành phần của bộ nguồn này thường bao gồm máy biến áp để thay đổi điện áp AC từ ổ cắm, bộ chỉnh lưu để chuyển đổi dòng điện từ AC sang DC, và một bộ lọc nhiễu nhằm loại bỏ các tần số nhiễu từ sóng điện AC.

Nguồn AC-DC

Nguồn AC-DC

Nguồn DC-DC hoạt động như thế nào?

Nguồn DC-DC thực hiện việc chuyển đổi dòng điện một chiều (DC) từ một mức điện áp này sang một mức điện áp khác, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của thiết bị điện tại thời điểm đó. Các thiết bị sử dụng pin hoặc năng lượng mặt trời thường yêu cầu dòng điện DC với các mức điện áp khác nhau. Do đó, bộ chuyển đổi DC-DC là cần thiết để đảm bảo cung cấp điện áp phù hợp cho từng nhu cầu sử dụng.

Nguồn DC-DC

Nguồn DC-DC

Khi đã hiểu rõ về dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều, cũng như sự khác biệt giữa các loại nguồn AC-DC và DC-DC, bạn sẽ có thể sử dụng các thiết bị điện một cách an toàn và hiệu quả hơn. Những kiến thức này không chỉ giúp bạn nắm bắt nguyên lý hoạt động của các thiết bị trong gia đình mà còn giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn khi cần mua sắm hoặc bảo trì thiết bị điện. Hiệp Lực hy vọng rằng những thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ mang lại cho bạn những hiểu biết hữu ích và thiết thực trong cuộc sống hàng ngày.

>>> Xem thêm:

Chia sẻ bài viết

Tin tức

Đăng ký nhận tin

    Tin tức liên quan

    Nguồn tổ ong
    07 12
    monamedia monamedia
    Nguồn tổ ong là gì? 5 điều cần biết về nguồn tổ ong

    Nguồn tổ ong là một trong những loại nguồn cung cấp điện phổ biến được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp và điện tử. Với thiết kế đặc trưng giống như tổ ong, loại nguồn này không chỉ tối ưu hóa hiệu suất làm mát mà còn giúp nâng cao tuổi […]

    Đọc thêm
    07 12
    monamedia monamedia
    Đặc Điểm Của Nguồn Tổ Ong Mà Bạn Cần Biết

    Nguồn tổ ong, hay còn gọi là nguồn xung, đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong nhiều ứng dụng điện tử hiện đại. Với thiết kế nhỏ gọn, hiệu suất cao và khả năng chuyển đổi điện năng hiệu quả, nguồn tổ ong không chỉ thay thế hoàn hảo cho các loại […]

    Đọc thêm
    07 12
    monamedia monamedia
    Nguồn tổ ong toàn tập: cấu tạo, chức năng, ưu điểm, nhược điểm

    Nguồn tổ ong, hay còn gọi là nguồn xung, là một loại bộ nguồn quan trọng và phổ biến trong các thiết bị điện tử hiện đại. Với thiết kế đặc biệt cùng khả năng chuyển đổi điện năng hiệu quả, nguồn tổ ong đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều ứng dụng […]

    Đọc thêm
    Nguồn Meanwell bán chạy
    07 12
    monamedia monamedia
    Top 5 nguồn tổ ong Meanwell bán chạy nhất

    Nguồn tổ ong Meanwell đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều ứng dụng công nghiệp và dân dụng nhờ vào độ tin cậy và hiệu suất cao. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, Meanwell không ngừng cải tiến và cung cấp các sản phẩm chất lượng vượt trội, đáp ứng […]

    Đọc thêm
    .
    .
    .
    .